Năm 2018 sắp qua - đây là một năm nền kinh tế Việt Nam có những diễn biến sôi động với nhiều sự kiện lớn, nhiều vấn đề mới nảy sinh. Điểm lại những sự kiện kinh tế nổi bật của năm 2018


1. Tăng trưởng kinh tế cao nhất 10 năm

           Tăng trưởng GDP Việt Nam 2018 đạt 7,08%, cao nhất 11năm trở lại đây

  • Năm 2018, kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng ước đạt 6,9-7%. Đây là mức cao nhất 10 năm nhờ vào động lực chính là ngành công nghiệp chế biến chế tạo và ngành dịch vụ.
  • Lạm phát được kiểm soát dưới 3,6%, lạm phát cơ bản duy trì ổn định dưới 1,5%.

2. Quốc hội chính thức thông qua việc Việt Nam ký kết, tham gia Hiệp định CTTPP

        Related image

  • Ngày 12/11/2018, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
  • Việc tham gia Hiệp định sẽ mang lại nhiều cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam, ước tính GDP có thể tăng thêm khoảng 1,32%... nhưng cũng đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức về cạnh tranh, cam kết bảo hộ sở hữu trí tuệ…

3. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ, tác động không nhỏ tới Việt Nam

Image result for chiến tranh thương mại mỹ trung ảnh hưởng ra sao tới kinh tế việt nam

  • Ngày 6/7, Mỹ và Trung Quốc chính thức bước vào “cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế” khi áp các mức thuế mới lên hàng chục tỷ đô la hàng hóa nhập khẩu từ mỗi bên.
  • Cả Mỹ và Trung Quốc, EU hay Canada,… đều là những thị trường lớn của Việt Nam, do đó, nếu các nền kinh tế lớn này bị cuốn vào cuộc chiến tranh thương mại thì tác động không hề nhỏ đến Việt Nam. Dù vậy, Việt Nam vẫn có thể có cơ hội nhận được nhiều hơn các đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ, đón được một phần dòng vốn FDI đang rời khỏi Trung Quốc để né thuế, tức là có thể trở thành “vịnh tránh bão” trong cuộc chiến này.

4. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ASEAN được tổ chức tại Việt Nam

Image result for wef asean 2018

  • WEF ASEAN 2018 có chủ đề chính: “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiêp và Cách mạng công nghiệp 4.0”
  • Việt Nam đã phát huy tốt vai trò của chủ nhà. Nhiều lãnh đạo các quốc gia, các tổ chức quốc tế ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong cải cách môi trường kinh doanh, phát triển kinh tế. Việt Nam được ghi nhận là quốc gia năng động, cởi mở, có năng lực kết nối, điều phối và tổ chức các sự kiện tầm cỡ quốc tế.

5. VN-INDEX chinh phục mốc 1.200 điểm

Image result for vn-index 1200

  • Vào ngày 9/4/2018, với mức tăng 4,37 điểm tương ứng 0,36%, chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam VN-Index đã đạt mức đỉnh của năm 1.204,33 điểm dù thời điểm đó, toàn sàn HSX chỉ có 130 mã tăng so với 167 mã giảm giá.
  • Tuy nhiên, ngay sau khi đạt được mức đỉnh mới thì chỉ số này đã lập tức quay đầu và thậm chí, VN-Index đã để mất mốc 900 điểm vào tháng 7/2018 và tháng 10/2018 trước khi hồi phục nhẹ vào tháng 12.

6. Ông trùm Trần Bắc Hà và loạt lãnh đạo ngân hàng sa lưới

  • Ngày 29/11/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) tống đạt quyết định khởi tố bị can, khám xét với ông Trần Bắc Hà (cựu Chủ tịch HĐQT BIDV), Trần Lục Lang (cựu Phó TGĐ), Kiều Đình Hòa (cựu Giám đốc BIDV Hà Tĩnh), Lê Thị Vân Anh (cựu Trưởng phòng khách hàng BIDV Hà Tĩnh).
  • Ông Hà và 3 thuộc cấp bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng, theo điều 206 Bộ luật Hình sự 2015. Theo khẳng định từ Ngân hàng Nhà nước, hiện tại, mọi hoạt động của BIDV đều bình thường, thanh khoản ổn định, mọi quyền lợi của khách hàng, người gửi tiền được bảo đảm.

7. Phanh phui một loạt vụ “bán rẻ” đất công, gây thất thoát ngân sách

Năm 2018, dư luận chứng kiến một loạt cán bộ, cựu cán bộ bị khởi tố, kỷ luật vì bán rẻ đất công. Nhiều vụ việc đất công “bán rẻ như cho” gây thất thoát ngân sách Nhà nước bị phanh phui.

Image result for vụ bán rẻ đất công

  • Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm liên quan đến gần 5.000m2 số 8-12 đường Lê Duẩn, Q.1, TP.HCM/ Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Thành Tài – cựu Phó Chủ tịch UBND TP.HCM bị bắt để điều tra.
  • Bán hơn 30ha đất công khu Phước Kiền cho Quốc Cường Gia Lai với mức giá 1,2 triệu đồng/m2, làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ngân sách. Ông Tất Thành Cang – Phó Bí thư thường trực Thành ủy TPHCM bị đề xuất kỷ luật liên quan đến vụ việc này.
  • Ngoài TP.HCM, Đà Nẵng cũng là một thí dụ điển hình khi hàng chục tài sản nhà đất công ở các vị trí đắc địa, mặt phố lớn “hái ra tiền” đã rơi vào tay Vũ “nhôm”.

8. Thành lập “siêu ủy ban” quản lý hàng triệu tỷ đồng vốn nhà nước

Tổng số vốn: 1 triệu tỷ đồng; Tổng tài sản: 2,3 triệu tỷ đồng

  • Ngày 30/9, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chính thức được ra mắt. Sau đó, lần lượt 7 Tập đoàn và 12 Tổng công ty đã được các Bộ ngành ban giao Ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu.
  • Việc thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước được coi là bước quan trọng để phân biệt rõ, tách bạch chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

9. Hàng loạt dự án luật thuế gây “bão” dư luận

Năm 2018, Bộ Tài chính liên tiếp đưa ra nhiều dự án luật có tầm ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân đã khiến dư luận nhiều lần “dậy sóng”

  • Dự án luật Thuế tài sản, dù đã có chủ trương từ gần 20 năm trước song khi đưa ra vẫn nhận được nhiều ý kiến trái chiều…
  • Bộ Tài chính đề xuất nâng khung thuế về bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng lên 3.000-8.000 đồng/lít, cao hơn mức đang áp dụng 1.000-4.000 đồng/lít. Do vấp phải sự phản đối của dư luận, Bộ Tài chính đã phải xin rút dự án Luật này ra khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2019.
  • Ngoài ra, một loạt sắc thuế, phí khác cũng gây dư luận trái chiều như: phí bảo vệ môi trường với khí thải; tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt; siết quản lý thuế với xe ôm, quán cóc vỉa hè và dân bán hàng online, tăng thuế VAT lên 11-12%; xóa nợ thuế cho người đã chết…

10. UBER rút khỏi thị trường Việt Nam và cuộc chiến nảy lửa giữa taxi truyền thống – GRAB

Image result for uber grab

  • Uber bán mình cho Grab, sau đó hàng loạt các ứng dụng gọi xe mới ra đời cùng vụ kiện Vinasun – Grab kéo dài cũng là một sự kiện đáng chú ý.
  • “Mặc dù Grab, Uber đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 2014 nhưng đến 2018, “cuộc chiến” giữa taxi truyền thống với các ứng dụng này bắt đầu nảy lửa hơn bao giờ hết. Phía taxi truyền thống liên tục phản ánh tới các cơ quan quản lý nhà nước về việc đóng thuế, so kè cơ chế quản lý thoáng hơn, “than thở” việc bị Grab chiếm mất thị phần và đỉnh điểm là vụ Vinasun kiện Grab ra tòa…


Nguồn: Dân trí