Hiện nay trên thế giới ngành năng lượng đang là một tâm điểm thu hút mọi nhà đầu tư và nhà nghiên cứu . Theo báo Washington Post, sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 - dẫn tới nhu cầu năng lượng tăng cao - là nguyên nhân chính đằng sau cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay. Nhưng đối với Việt Nam hiện nay ngành năng lượng cũng là một ngành đầy tiềm năng khi :

Cổ phiếu doanh nghiệp điện than và khí đang có đà bứt phá tăng giá, hút được dòng tiền lớn trong những ngày cuối năm 2021.

 

Cổ phiếu POW của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam là điểm sáng của thị trường chứng khoán những ngày cuối năm khi cổ phiếu của "ông lớn" ngành điện này liên tục tím lịm, hút được dòng tiền lớn với thanh khoản ở mức cao. Phiên 21/12, POW tiếp tục chạm ngưỡng tăng trần khi bứt phá lên 19.500 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, lượng cổ phiếu lớn được bán ra phiên ATC đã khiến POW không giữ được giá trần lùi về mức 18.700 đồng/cổ phiếu. Tính từ đầu tháng 12 đến nay POW đã tăng giá gần 35%. Một cổ phiếu được mệnh danh là "nặng mông" nhưng khi tăng giá cũng rất mạnh mẽ, nội lực. 

Cổ phiếu điện than và khí hút dòng tiền lớn: Lợi nhuận công ty điện than sẽ tốt hơn điện khí năm 2022 - Ảnh 1.

POW mất giá trần ngay phiên ATC khi lượng cổ phiếu bên bán áp đảo

Cổ phiếu của Nhiệt điện Quảng Ninh (mã: QTP) phiên 21/12 đang tăng 6,7%  lên mức 19.100 đồng/cổ phiếu. Sau 6 phiên giao dịch gần đây, QTP đã bứt phá 14% với thanh khoản tăng đột biến, phiên hôm nay thanh khoản gần 4,5 triệu đơn vị, phiên 20/12, thanh khoản của QTP đạt mức kỷ lục 6,4 triệu đơn vị. 

Nhiệt điện Hải Phòng (HND) cũng tăng gần 4,3% phiên 21/12 lên mức 19.600 đồng/cổ phiếu. Nhiệt điện Phả Lại (mã: PPC) tăng hơn 3,4% lên mức 24.500 đồng/cổ phiếu.

Trong khi đó Nhiệt điện Nhơn Trạch (mã: NT2) có đà tăng những phiên trước đó khi cán mốc 27.000 đồng/cổ phiếu nhưng phiên hôm nay không thể giữ được đà tăng, hiện đang giảm nhẹ 0,9% xuống 26.750 đồng/cổ phiếu

Nhu cầu năng lượng năm 2022 và trong tương lai

Theo đánh giá của SSI thì dự báo kịch bản tăng trưởng tiêu thụ điện trong giai đoạn 2021-2025 là 8,4%/9,1%/9,8% dựa trên các kịch bản tăng trưởng GDP tương ứng là 6,2%/6,8%/7,5% và kỳ vọng nền kinh tế sẽ dần mở cửa và hồi phục trong 2022 và cung cầu điện do đó sẽ cân bằng trong năm 2022.

Sản lượng than nhập khẩu chiếm khoảng 20%-25% sản lượng than cung cấp cho các nhà máy điện than hàng năm. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu than từ Australia và Indonesia với tỷ trọng chiếm hơn 80% sản lượng than nhập khẩu. Từ đầu năm 2021- nay, trung bình giá than của Australia và Indonesia đã tăng 151% và 103% YoY. Do vậy giá than nhiệt trong nước có khả năng sẽ tăng trong năm 2022 khi huy động sản lượng điện than tăng. Chúng tôi giả định mức tăng khoảng 15% trong kịch bản cơ sở. Nếu giá than tăng 20% đi nữa thì giá bán của nhóm công ty điện than (1.300-1.500 đồng) vẫn thấp hơn nhiều so với nhóm điện khí (1.800- 2.000 đồng). Do vậy khi tiêu thụ hồi phục năm 2022, sản lượng của nhóm công ty điện than sẽ tăng trưởng tốt hơn nhóm điện khí. 

Hiện nay Châu Âu phụ thuộc thuộc rất nhiều vào Nga về chất đốt , khi mà Nga không cung cấp chất đốt cho các nước Châu Âu thì khả năng cao nền kinh tế sẽ bị đống băng . Do đó ta có thể kết luận rằng ngành năng lượng là ngành của tương lai .

Theo : Cafef 

Ban Biên tập Công Ty Cổ Phần Định Giá Và Tư Vấn Đầu Tư Quốc Tế

Trụ sở chính
Nhà số 6TT1 - 249A Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Tel: 024. 6258 3683 * Fax: 024. 6258 01 18
Hotline: 0986.598.907 - 0913.526.107
Email: Info@valuinco.vn

Trụ sở Hà Nội
số 48, liền kề 11B, Khu đô thị Mỗ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Mr Đức. 0986.689.038
Email: Ducnd@valuinco.vn

Trụ sở Hồ Chí Minh
Số 76, đường 49, phường Tân Quy, quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Mr. Hải - 0932 883 878
Email: hailt@valuinco.vn

Trụ sở Thái Nguyên
Số 56, tổ 12, phường Túc Duyên, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Mrs. Hiên - 0972991 189 / 0913.992.049
Email: hiendt@valuinco.vn