1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG THAN
  2. GIÁ THAN KHU VỰC

Đơn vị tính: USD/tấn

 

Tuần

Tuần

Tuần

Tuần

Chỉ số giá

18/2-22/2

25/2-01/03

04/03-01/03

11/03-15/03

 

FOB Kalimantan 4,200 GAR

36,86

38,71

40,1

40,50

FOB Kalimantan 3,800 GAR

28,95

30,35

31,48

31,70

FOB Kalimantan 5,900 GAR

71,45

71,91

72,13

72,42

FOB Kalimantan 5,000 GAR

55,4

56,41

56,63

56,92

FOB Newcastle 6,300 GAR

89,45

91,84

94,73

92,3

CIF ARA 6,000 NAR

71,92

74,31

73,12

70,35

FOB Richards Bay 5,500 NAR

61,37

63,55

62,19

59,75

NEWC

 

 

 

 

94,64

96,04

96,70

93,25

(FOB Newcastle 6000 NAR)

 

 

 

 

Biểu đồ 1: Giá than trung bình khu vực đến tuần 2 tháng 3 (2019)

(Nguồn: Platts Coal Trader International)

  1. CƯỚC VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ

Đơn vị: USD/tấn

 

Cước vận tải tuần 2 tháng 3

11/03

12/03

13/03

14/03

15/03

 

Tàu Capesize (150,000 tấn)

1

Úc - Trung Quốc

6,05

6,45

N/A

N/A

N/A

2

Queensland - Nhật Bản

6,65

7,10

N/A

N/A

N/A

3

New South Wales - Hàn Quốc

7,50

7,95

N/A

N/A

N/A

 

Tàu Panamax (70,000 tấn)

1

Richards Bay - Tây Ân Độ

11,35

11,15

N/A

N/A

N/A

2

Kalimantan - Tây Ân Độ

7,80

7,70

N/A

N/A

N/A

3

Richards Bay - Đông Ân Độ

11,40

11,20

N/A

N/A

N/A

4

Kalimantan - Đông Ân Độ

6,45

6,40

N/A

N/A

N/A

5

Úc - Trung Quốc

10,75

10,50

N/A

N/A

N/A

6

Úc - Ân Độ

12,20

11,75

N/A

N/A

N/A

(Nguồn: Platts Coal Trader International)

  1. ĐIỂM TIN

Xuất khẩu than của Việt Nam trong tháng 2 tăng 106% so với năm trước, xuất khẩu giảm 84%

Việt Nam đã nhập khẩu 2,29 triệu tấn than trong tháng 2, trong đó than nhiệt và than cốc chiếm chủ yếu, tăng 106% so với cùng kỳ năm trước, theo dữ liệu từ Hải quan Việt Nam. Giá trị than nhập khẩu trong tháng đạt 202 triệu USD, tăng 33,8% so với năm trước. Indonesia là nước cung cấp than lớn nhất trong tháng 2 với 968.594 tấn, tăng 91,8% so với năm trước, sau đó là Australia, Nga và Trung Quốc. Trong hai tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã nhập khẩu 5,47 triệu tấn than, tăng 144,2 % so với năm trước. Hầu hết lượng than nhập khẩu từ Indonesia, Australia và Nga. Giá trị nhập khẩu đạt 546 triệu USD, tăng 90,4% so với năm 2018.

Trong khi đó, Việt Nam đã xuất khẩu 27,525 tấn than, chủ yếu là than anthracite, trong tháng 2, giảm 84,4% so với năm trước. Lượng than xuất khẩu chủ yếu được gửi đến Nhật Bản, giảm 65,9% so với năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 3,33 triệu USD, giảm 84,5% so với năm trước.

Trong giai đoạn tháng 1-tháng 2, Việt Nam đã xuất khẩu 30.923 tấn than, giảm 91,1% so với năm trước, và chủ yếu tới thị trường Nhật Bản. Giá trị xuất khẩu đạt 3,98 triệu USD, giảm 91% so với năm trước. Hầu hết lượng than nội địa được cung cấp cho ngành điện, xi măng và các ngành công nghiệp khác trong nước.

Lượng than nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 2

 

2/2019

2/2018

Thay đổi theo năm

1/2019

Thay đổi theo tháng

Indonesia

968.594

504.967

91,84%

1.262.053

-23,25%

Australia

530.689

279.860

89,63%

1.208.528

-56,09%

Nga

390.046

27.750

1305,57%

418.738

-6,85%

Trung

Quốc

61.173

32.044

90,90%

120.067

-49,05%

Tổng

2.290.205

1.110.323

106,26%

3.117.418

-26,54%


 

1-2/2019

1-2/2018

Thay đổi theo năm

Indonesia

2.251.215

1.072.004

110.00%

Australia

1.742.991

600.459

190,28%

Nga

851.784

182.279

367,30%

Trung Quốc

180.480

89.999

100,54%

Nhật Bản

5.292

39

13469,23%

Maylaysia

190

30.678

-99,38%

Tổng

5.474.197

2.242.063

144,16%

 

Xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 2

 

2/2019

2/2018

Thay đổi theo

1/2019

Thay đổi theo

 

 

 

năm

 

tháng

Nhật Bản

27.500

80.615

-65,89%

3.345

722,12%

Tổng

27.525

176.515

-84,41%

3.398

710,04%

Xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 1-tháng 2

 

 

1-2/2019

1-2/2018

Thay đổi theo năm

Nhật Bản

 

30.845

167.234

 

-81,56%

Tổng

 

30.923

348.748

 

-91,13%

Ản Độ phê duyệt cấp vốn cho hai nhà máy nhiệt điện mới

Ủa ban Kinh tế Ân Độ đã phê duyệt cấp vốn cho hai NMNĐ mới với tổng công suất 2,4 GW, Bộ trưởng Năng lượng cho biết. Nhà máy Khujha, nằm ở bang Uttar Pradesh, có hai tổ máy, mỗi tổ máy công suất 660MW, và chủ yếu sử dụng than từ mỏ Amelia, với công suất 8,4 triệu tấn/năm. Bang Uttar Pradesh đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA) để mua 60% sản lượng điện từ dự án. Bộ trưởng cho biết, dự án có chi phí dự tính 15,87 triệu Rupee (tương đương 226 triệu USD). Công ty thuộc sở hữu nhà nước THDC India Limited sẽ thực hiện dự án, đồng thời sử dụng nguồn than tại mỏ Amelia trong tháng 1 năm 2017.

Dự án nhà máy nhiệt điện Buxar

Dự án nhà máy nhiệt điện thứ hai được chấp thuận là nhà máy Buxar (Buxar TPP) tại bang Bihar, có công suất tương đương. Nhà máy sẽ sử dụng than chủ yếu từ các mỏ than lân cận mà trước đó đã ký hợp đồng cung cấp than nội địa dài hạn với Coal India trong năm 2017. Chính quyền bang Bihar đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA) mua 85% sản lượng điện từ nhà máy này. SJVN Thermal Private Limited (công ty thành viên của SJVN Limited) sẽ thực hiện dự án với chi phí dự tính 104,39 tỷ Ruppe. Cả hai dựa án sẽ được trang bị công nghệ siêu tới hạn, và dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2020-2024

Các chuyến hàng than Australia tiếp tục bị hoãn dỡ hàng tại Trung Quốc

Các chuyến hàng than Australia xuất khẩu sang Trung Quốc tiếp tục bị hoãn dỡ hàng, với lý do hạn chế nhập khẩu và kiểm tra an toàn môi trường. Thời gian xếp dỡ đã kéo dài tới 40 ngày, việc này đã khiến Australia yêu cầu lời giải thích chính thức từ phía Trung Quốc. Bộ trưởng ngoại giao Simon Birmingham hôm thứ 6 (15/3) cho biết, chính phủ đang theo dõi sát sao tình hình nhưng chấp nhận cam kết của phía Trung Quốc về việc kéo dài thời gian dỡ hàng không áp đặt lên nước cụ thể. Ông cho biết, áp lực bảo hộ nền sản xuất trong nước xuất phát từ việc Trung Quốc mong muốn hỗ trợ ngành than nội địa và hạn chế sản lượng thép, có thể là một yếu tố khiến việc thông quan bị trì hoãn.

Các quy định kiểm dịch ngặt nghèo hơn vì lý do môi trường cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu than của Australia. “Nếu đó là vấn đề về an toàn môi trường thì chúng tôi không có gì phải lo sợ, bởi than Australia là một trong những loại than tốt nhất trên thế giới theo tiêu chuẩn môi trường.” Thượng nghị sĩ Birmingham trả lời phỏng vấn đài ABC Radio National. “Chúng tôi đang cố gắng giải thích những động thái trên và theo dõi sát sao tốc độ thông quan tại từng cảng”. Tháng trước, thủ tướng Scott Morrison đã phủ nhận việc trì hoãn thông quan tại các cảng là do căng thẳng ngoại giao đối với Trung Quốc.

(Nguồn: S&P Global Platts)