BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: 10/2019/TT-BTC

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2019

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN LÀ KẾT QUẢ CỦA NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC

Căn c Luật Qun lý, sử dng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Lut Khoa học và công ngh ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Chuyn giao công nghệ ngày 21 tháng 6 m 2017;

Căn c Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị đnh s 70/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định việc qun lý, sử dụng tài sn được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ s dụng vn nhà nước;

Căn c Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính ph quy định chức ng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Qun  giá;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dn việc xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà ớc.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc xác định giá tr tài sn là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vn nhà nước (toàn bộ ngân sách nhà nước hoặc một phần ngân sách nhà nước) nhằm phục vụ việc thực hiện giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các đối tưng sau:

1. Cơ quan qun lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vn nhà nước.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sn là kết quả của nhiệm v khoa học và công ngh s dụng vn nhà nước (sau đây viết tắt là cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quyn).

3. Doanh nghiệp thẩm định giá; t chc dịch vụ có chức năng tư vấn về giá  năng lc và kinh nghiệm được thuê để xác định, tư vấn giá tr i sản là kết qu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

4. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc xác định giá trị i sản là kết qu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Chương II

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN LÀ KẾT QUẢ CỦA NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 3. Thẩm quyền và phương pháp xác định giá trị tài sản

1. Cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ có thẩm quyền xác định giá tr tài sn là kết qu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ trình cơ quan hoặc ngưi có thẩm quyn phê duyệt phương án xử lý tài sản xem xét, quyết định.

Cơ quan qun lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quyền thuê doanh nghiệp thm định giá hoặc tổ chức có chức năng tư vấn về giá có dù năng lực và kinh nghiệm thực hiện thẩm định giá, tư vn cho việc xác định giá trị tài sn là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

2. Phương pháp xác định giá trị i sn theo một trong các phương pháp quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này. Trường hp áp dng từ hai phương pháp trở lên, đ nghị cn đánh giá và ch rõ phương pháp nào là phương pháp chính, phương pháp nào được sử dụng để kim tra, đối chiếu, từ đó phân tích, tính toán để đi đến kết luận cuối cùng về giá tr tài sn.

Điều 4. Các bước xác định giá trị tài sản

Việc xác định giá tr i sn là kết qu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện theo các bước sau đây:

1. Xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công ngh:

a) Xác định các đặc điểm của i sản là kết quả ca nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đặc điểm pháp lý, kinh tế, k thuật và các đặc điểm khác);

b) Xác định mục đích, đối tượng s dụng kết qu xác định giá tr thời điểm xác định giá trị, cơ sgiá tr quy trình tiến hành công việc xác định giá tr i sn;

c) Lựa chọn phương pháp xác đnh giá trị tài sn theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này;

d) Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, d liu liên quan (ví dụ: kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ, giá giao dịch trên thị trường, chi phí và thu nhập tạo ra từ việc thương mại hóa kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ);

d) Phân tích, xử lý thông tin, d liệu;

e) Xác định giá trị kết qu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo phương pháp được lựa chọn.

2. Lập Báo cáo kết quả thẩm định giá hoặc Báo cáo kết quả xác định giá trị tài sản theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Điều 5. Căn cứ xác định giá trị của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Phạm vi giao quyền: giao quyền sở hu hoặc giao quyền sử dụng tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

2. Đặc điểm kỹ thuật của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ví dụ công dụng, mục đích sử dụng, chức năng, dự kiến hiệu quả k thuật.

3. Đặc điểm pháp lý của của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ví dụ: sự cần thiết và khả năng được đăng ký bảo hộ; tình trạng và phạm vi bảo hộ.

4. Đặc điểm kinh tế của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ví dụ:

a) Mức lợi nhuận dự kiến tạo ra từ việc sử dụng hoặc thương mại hóa kết qu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

b) Các kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có khả năng thay thế trên thị trường;

c) Tính mới và tính hữu ích của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ so với các kết qu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác có cùng chức năng.

5. Giá giao dịch trên thị trường của một số tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ tương tự có thể so sánh trong nước, trên thế giới và giá trị trong các giao dịch đã thực hiện đối với kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần được xác định giá trị (nếu có).

6. Kinh phí đầu tư để tạo ra kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

7. Chính sách, khả năng thương mại hóa kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến sự phát triển thị trường khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ và các chính sách ưu đãi khác được ghi nhận trong Luật khoa học và công nghệ, Luật Chuyn giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 6. Kinh phí đầu tư để tạo ra tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Kinh phí đầu tư để tạo ra tài sn là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này gồm:

1. Tiền công lao động trực tiếp, gồm: tiền công cho các chức danh thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định; tiền công thuê chuyên gia trong nước và chuyên gia ngoài nước phối hợp trong quá trình nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

2. Chi phí mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dụng cụ, phụ tùng, vật rẻ tiền mau hỏng, năng lượng, tài liệu, tư liệu, số liệu, sách, báo, tạp chí tham khảo, quyền sử dụng sáng chế, thiết kế, phần mềm, bí quyết công nghệ phục vụ hoạt động nghiên cứu.

3. Chi phí sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, mua sắm tài sản cố định:

a) Chi phí mua tài sản thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

b) Chi phí thuê tài sản trực tiếp tham gia thực hiện nghiên cứu và phát triển công nghệ của nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

c) Chi phí khấu hao tài sản cố định (nếu có) trong thời gian trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo mức trích khấu hao quy định đối với tài sản của đơn vị;

d) Chi phí sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ (nếu có).

4. Chi phí tổ chức hội thảo khoa học, công tác phí trong và ngoài nước phục vụ hoạt động nghiên cứu.

5. Chi phí trả dịch vụ thuê ngoài phục vụ hoạt động nghiên cứu.

6. Chi phí điều tra, khảo sát thu thập số liệu.

7. Chi phí mua văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, in ấn phục vụ hoạt động nghiên cứu.

8. Chi họp hội đồng đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (nếu có).

9. Chi phí quản lý chung nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm đảm bảo yêu cầu quản lý trong triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

10. Các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Điều 7. Phương pháp xác định giá trị tài sản dựa trên kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Việc xác định giá trị tài sản dựa trên kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện theo công thức sau:

Giá trị của tài sản

=

Kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ

+

Lợi nhuận dự kiến (nếu có)

+

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

+

Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có)

Trong đó:

a) Kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ được xác định theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện trong thời gian dài, cần điều chỉnh giá trị của kinh phí đầu tư về thời điểm xác định giá trị;

b) Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) được xác định theo quy định pháp luật thuế hiện hành;

c) Lợi nhuận dự kiến theo quy định của pháp luật hiện hành và các thông tin thu thập được của các tài sản là nhiệm vụ khoa học và công nghệ tương tự đã được chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng trên thị trường tại thời điểm xác định giá trị.

Điều 8. Các phương pháp xác định giá trị tài sản theo cách tiếp cận từ chi phí

1. Các phương pháp xác định giá trị tài sản theo cách tiếp cận từ chi phí được thực hiện theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản vô hình do Bộ Tài chính ban hành và theo hướng dẫn cụ thể tại Điều này.

2. Chi phí tái tạo, chi phí thay thế của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được xác định theo kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ này quy định tại Điều 6 Thông tư này.

3. Xác định giá trị hao mòn của kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ gồm:

a) Hao mòn do lỗi thời chức năng, công nghệ: Trong trường hợp lỗi thời về chức năng, công nghệ có thể khắc phục được thì giá trị hao mòn do lỗi thời về chức năng, công nghệ được xác định trên cơ sở chi phí để khắc phục sự lỗi thời về chức năng, công nghệ của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ví dụ: chi phí cải tiến sáng chế, chi phí thay đi kiu dáng công nghiệp. Trong trường hợp lỗi thời về chức năng, công nghệ không th khắc phục được thì giá trị hao mòn do lỗi thời về chức năng, công nghệ được xác định trên cơ sở tổn thất về giá trị tài sản do lỗi thời về chức năng, công nghệ;

b) Hao mòn do lỗi thời về kinh tế: được xác định trên cơ sở mức giảm giá trị tài sản do chịu sự tác động trực tiếp của môi trường bên ngoài, tình hình thị trường so với thời điểm tạo ra tài sản, ví dụ: tỷ lệ lạm phát tăng làm giá trị thực tế của kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ giảm xuống; quy định của Chính phủ hạn chế sử dụng một sản phẩm tương tự với tài sản là kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ làm giảm cung sản phẩm dẫn tới giảm giá kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ; khả năng thanh toán của xã hội suy giảm làm giảm cầu đối với sản phẩm tương tự với tài sản là kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ dẫn tới giảm giá kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Điều 9. Các phương pháp xác định giá trị tài sản theo cách tiếp cận từ thị trường

1. Các phương pháp xác định giá trị tài sản theo cách tiếp cận từ thị trường được thực hiện theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản vô hình do Bộ Tài chính ban hành và theo hướng dẫn cụ thể tại Điều này.

2. Giá thị trường của tài sản so sánh có th là các mức giá sau đây:

a) Tiền chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được lưu giữ tại cơ quan quản lý nhà nước hoặc được công bố trên thị trường;

b) Giá chào bán, chào mua trên thị trường;

c) Giá niêm yết trên sàn giao dịch;

d) Giá chào thầu, đấu giá;

đ) Giá góp vốn liên doanh, liên kết, thế chấp;

e) Giá mua thực tế trên thị trường;

g) Giá tài sản so sánh trong các hình thức giao dịch khác trên thị trường.

Điều 10. Các phương pháp xác định giá trị tài sản theo cách tiếp cận từ thu nhập

1. Các phương pháp xác định giá trị tài sản theo cách tiếp cận từ thu nhập được thực hiện theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản vô hình do Bộ Tài chính ban hành và theo hướng dẫn cụ thể tại Điều này.

2. Phương pháp tiền sử dụng

a) Tiền sử dụng kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được xác định bng số tiền sử dụng thực tế được ghi nhận trong hp đồng chuyển giao quyền sử dụng của tài sản so sánh;

b) Tiền sử dụng bao gồm: Tiền sử dụng trả trước, tiền sử dụng kỳ vụ (có thể xác định trên cơ sở suất tiền sử dụng theo doanh thu, lợi nhuận, đơn vị sản phẩm); thuế phát sinh từ hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối với bên nhận chuyển giao quyền sử dụng; chi phí quảng cáo, chào bán và các chi phí khác phát sinh đối với bên nhận chuyển giao quyền sử dụng.

3. Phương pháp lợi nhuận vượt trội

Lợi nhuận vượt trội được xác định trên cơ sở chênh lệch lợi nhuận giữa việc sử dụng và không sử dụng tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

4. Phương pháp thu nhập tăng thêm

Thu nhập tăng thêm được xác định trên cơ sở giá trị chênh lệch giữa tổng lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp và tổng lợi nhuận thu được do sử dụng các tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản tài chính khác không phải là tài sản cần xác định giá.

Điều 11. Báo cáo kết quả thẩm định giá, Báo cáo kết quả xác định giá trị tài sản

1. Doanh nghiệp thẩm định giá có trách nhiệm cung cấp Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá theo quy định của Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

2. Tổ chức có chức năng tư vấn về giá có trách nhiệm lập Báo cáo kết quả xác định giá trị tài sản theo Mu tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

3. Báo cáo kết quả thẩm định giá và Báo cáo kết quả xác định giá trị tài sản phải phản ánh trung thực, khách quan quá trình và kết quả xác định giá tài sản và là một căn cứ quan trọng để cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt giá trị của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Điều 12. Chi phí xác định giá trị tài sản; thanh toán chi phí xác định giá trị tài sản

1. Chi phí xác định giá trị tài sản bao gồm chi phí thuê thẩm định giá; chi phí thuê tổ chức dịch vụ có chức năng tư vấn về giá đ xác định giá trị tài sản; chi văn phòng phẩm và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc xác định giá trị tài sản.

Mức chi cho các chi phí trên thực hiện theo các quy định tại Điều 33 Nghị định 70/2018/NĐ-CPngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.

2. Thanh toán chi phí xác định giá trị tài sản:

a) Đối với tài sản có quyết định giao quyền sở hữu: Nguồn kinh phí để chi trả cho chi phí xác định giá trị tài sản được sử dụng từ nguồn thu từ giao quyền sở hữu tài sản. Trường hợp việc xử lý tài sản không phát sinh nguồn thu hoặc số thu không đủ bù đắp chi phí thì phần chi phí còn thiếu được quyết toán và chi trả từ nguồn kinh phí của cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

b) Đối với tài sản có quyết định giao quyền sử dụng:

- Cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện việc chi trả chi phí xác định giá trị tài sản bằng nguồn ngân sách nhà nước dành cho sự nghiệp khoa học và công nghệ; đồng thời gửi hồ sơ yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng tài sản thực hiện việc hoàn trả chi phí xác định giá trị tài sản;

- Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu hoàn trả chi phí xác định giá trị tài sản, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quyền có trách nhiệm hoàn trả chi phí xác định giá trị tài sản cho cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2019.

Điều 14. Tổ chức thực hiện

1. Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dn, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này trong việc xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vn nhà nước.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ q
uan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT: Chính phủ, Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Wesbite: Chính phủ, Bộ Tài chính;
- Lưu VT; QLG (VT, QLTĐG).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Trần Văn Hiếu

 

PHỤ LỤC

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN LÀ KẾT QUẢ CỦA NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2019/TT-BTC ngày 20/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

TÊN TỔ CHỨC
XÂY DỰNG BÁO CÁO

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: ………….

….., ngày  tháng  năm …..

 

BÁO CÁO

Kết quả xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ
(Tên tài sản và tên nhiệm vụ khoa học và công nghệ)

Kính gửi: ……………………………….1

Theo đề nghị của ………………2 tại văn bản số ....ngày….. về việc yêu cầu xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.

I. ĐƠN VỊ XÂY DỰNG BÁO CÁO

1. Tên đơn vị và người đại diện theo pháp luật: .................................................................

2. Địa chỉ: ............................................................................................................................

3. S điện thoại: ………………………………….Fax: ..........................................................

4. Email: ..............................................................................................................................

II. MỤC ĐÍCH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN

Xác định giá trị tài sản………………….. 3 làm căn cứ phục vụ…………….. 4

III. TÀI SẢN CẦN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ

1. Tên tài sản: .....................................................................................................................

2. Tình trạng pháp lý: ..........................................................................................................

3. Tình trạng kỹ thuật: .........................................................................................................

IV. THỰC HIỆN Đ XUẤT GIÁ

1. Căn cứ pháp lý để xác định giá trị: ..................................................................................

2. Thời điểm xác định giá trị: ...............................................................................................

3. Cơ sở giá trị: ....................................................................................................................

4. Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu liên quan: .................................................

5. Phương pháp xác định giá trị tài sản: ..............................................................................

5.1. Phương pháp được chọn là: ....................................................................................... 5

5.2. Các bước và nội dung tiến hành xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ

6. Kết quả xác định giá trị tài sản:

.............................................................................................................................................

7. Hạn chế và điều kiện của việc xác định giá trị tài sản (nếu có):

.............................................................................................................................................

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký, ghi rõ họ, tên và đóng du)