Việt Nam với đặc điểm bờ biển dài gần 3.400km, thông qua nhiều đại dương, nên vận tải đường biển vô cùng phát triển. Tàu biển đóng góp vai trò quyết định đến năng lực phát triển kinh tế biển của nước ta, đó cũng là lời khẳng định của chúng ta đến chủ quyền biển đảo của tổ quốc. Qua đó việc thẩm định giá tàu biển đóng mới hay đã qua sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: mua bán, thanh lý, kêu gọi vốn từ các tổ chức tín dụng, điều kiện để được lưu thông trên biển…là rất quan trọng. Với nhiều năm trong hoạt động thẩm định giá tàu biển, Công ty Cổ phần Định giá và Tư vấn đầu tư quốc tế (Valuinco) sẻ một số kinh nghiệm trong việc thẩm định giá tàu đã qua sử dụng như sau:
Kiểm tra pháp lý tàu
Pháp lý thể hiện sự hợp pháp của tàu, trong pháp lý thể hiện chi tiết thông tin kỹ thuật của tàu như: tên tàu, số đăng kí, công dụng tàu, số máy chính, kích thước tàu (chiều rộng, chiều dài, mạn tàu), vật liệu đóng tàu, dung tích, nơi đóng, năm đóng, công suất, trọng tải toàn phần của tàu, kiểm tra tàu có hoán cải không …Để thẩm định giá tàu pháp lý cung cấp như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa do cơ quan nhà nước cấp
- Biên bản kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thủy nội địa do cơ quan nhà nước cấp
- Hợp đồng mua bán tàu
- Hóa đơn mua bán tàu
- Giấy chứng nhận cấp tàu
- Bản vẽ thiết kế tàu (nếu có)
Khảo sát thực tế tàu
Khảo sát thực tế tàu rất quan trọng từ đó thẩm định viên có thể đánh giá chất lượng của tàu một cách khách quan chính xác nhất. Một số điểm cần lưu ý khi kiểm tra tổng thể tàu như:
- Thân vỏ tàu có bị đâm đụng, tai nạn không, thành lan can; mạn tàu có bóc tróc và còn mới không, kiểm tra khoang lái, phòng của thủy thủ, hệ thống bơm hút, hầm hàng, tiện ích của tàu…
- Số lượng; kiểu và công suất máy chính, máy phụ, hệ thống nén khí, trang thiết bị chữa cháy, trang bị cứu sinh, trang bị tín hiệu…
- Kiểm tra thiết bị neo, thiết bị lái, thiết bị chằng buộc, thiết bị kéo…
Thẩm định giá tàu biển
Tham khảo các chuyên gia về tàu như các xưởng đóng tàu, các thủy thủ đi tàu với nhiều kinh nghiệm lâu năm, mỗi loại tàu có những chuyên gia hiểu biết riêng. Tham khảo phương tiện truyền thông, các website mua bán tàu, tìm hiểu các thông tin kỹ thuật xem tàu mua bán có giống với tàu cần định giá không.
Một kênh thông tin thẩm định giá tàu chính xác, chuyên nghiệp và uy tín là công ty thẩm định giá đây là địa chỉ vô cùng tin cậy. Công ty thẩm định giá với chuyên môn, nghiệp vụ cao, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định tàu sẽ đưa ra các phương pháp thẩm định giá một cách thuyết phục, chính xác dựa vào khảo sát thực tế và các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Phương pháp thẩm định giá phổ biến nhất hiện nay các công ty thẩm định giá áp dụng là phương pháp so sánh.
Để đánh giá chất lượng tàu thì công ty đánh giá về chi tiết về tỷ lệ chất lượng còn lại của từng hạng mục thiết bị của tàu. Áp dụng theo Quyết định số 57/1999/QĐ–TĐC ngày 11/03/1999 của Tổng cục đo lường chất lượng và thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài Chính để đánh giá chất lượng còn lại của từng bộ phận và chất lượng của máy móc thiết bị.
Tại Việt Nam một số loại tàu được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng như sau:
- Tàu chở hàng khô gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép;
- Tàu container;
- Tàu chở quặng;
- Tàu chở hàng lỏng gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật;
- Tàu chở gas, khí hóa lỏng;
- Tàu Ro – Ro, tàu khác, sà lan biển, phà biển.
- Tàu du lịch vỏ gỗ, tàu du lịch vỏ thép
- Tàu đánh cá vỏ gỗ, tàu đánh cá vỏ thép
- Một số loại tàu khác
Hiện nay mua bán, hay sử dụng phương tiện tàu thế chấp vay vốn ngân hàng là sự lựa chọn của nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy việc thẩm định giá tàu một cách khách quan, chính xác, minh bạch là vô cùng quan trọng và cần thiết.